Return to site

Phác đồ điều trị suy thượng thận mạn tính

Bệnh suy thượng thận mạn tính thường gặp ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, bạn cần phải điều trị suy thượng thận mạn sớm và đúng phương pháp để không gặp nguy hiểm

Bệnh suy thượng thận mạn tính thường gặp ở người trẻ tuổi. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Do đó, bạn cần phải điều trị suy thượng thận mạn sớm và đúng phương pháp để không gặp nguy hiểm.

Bài viết hôm nay, chuabenhthaninfo xin chia sẻ phác đồ điều trị suy thượng thận mạn tính. Mời các bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về cách điều trị bệnh nhé.

broken image

Nguyên nhân gây suy thượng thận mạn tính

Suy thượng thận là tình trạng giảm glucocorticoid hoặc mineralcorticoid hoặc cả hai, do nhiều nguyên nhân:

  • Sự phá huỷ vỏ thượng thận dẫn đến suy thượng thận nguyên phát (bệnh Addison).
  • Giảm sản xuất ACTH làm giảm Cortisol dẫn đến suy thượng thận thứ phát. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ, với tỷ lệ nữ/nam = 2,6/1; thường gặp ở tuổi 30-40.

Ngày nay, suy thượng thận mạn tính còn gặp do một số nguyên nhân khác:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
  • Suy gan mạn tính...

Phác đồ điều trị suy thượng thận mạn

Điều trị hormon thay thế trong suy thượng thận thể trung bình
  • Glucocorticoide

Hydrocortison viên 10 mg: Liều 0,5–1 mg/kg/ngày tuỳ theo mức độ thiếu hụt, giới, cân nặng, sáng 2/3 tổng liều, chiều 1/3 tổng liều.

Khi có nhiễm trùng, chấn thương, khi cần phẫu thuật, phải tăng liều Hydrocortison gấp 2 hoặc 3 lần. Nếu không uống được có thể dùng đường tiêm.

  • Mineralocorticoid

9 alpha fluorohydrocortison (Florinef) viên 50µg, 1-2 viên/ngày, uống buổi sáng.

Liều cao có thể gây phù, tăng huyết áp, suy tim sung huyết.

Khoảng 10-20% trường hợp chỉ cần dùng Glucocorticoid và ăn đủ muối.

Add paragraph text here.

Điều trị suy thượng thận cấp

  • Dùng Glucocortisol thay thế

Hydrocortisol sodium phosphat hoặc sodium succinat: liều 100mg tiêm tĩnh mạch 6 giờ/ lần trong 24 giờ cho tới khi bệnh ổn định.

Khi bệnh ổn định thì giảm liều 50 mg / 6 giờ / lần / 24 giờ, duy trì 4 – 5 ngày và có thể cho Mineralocortisol nếu thấy cần.

Tăng liều Hydrocortisol lên 200-400mg/24giờ nếu người bệnh có biến chứng.

  • Theo dõi

Huyết áp, tình trạng mất nước, đường huyết, natri huyết, điều trị yếu tố nguy cơ

  • Điều trị duy trì

Hydrocortisol 15 – 20 mg uống buổi sáng và 10 mg vào 4 – 5 giờ chiều.

Fludrocortison: liều 0,05 – 0,1 mg uống lúc 8 giờ.

Theo dõi: cân nặng, huyết áp, điện giải, người bệnh được tư vấn bệnh, có thẻ bệnh.

Tăng liều lượng thuốc Hydrocortisol khi bị stress, nhiễm trùng…

  • Điều trị các bệnh phối hợp

Nâng cao thể trạng, bổ sung vitamin thiết yếu.

  • Chế độ ăn, sinh hoạt

Khuyên người bệnh ăn đủ đường, muối. Tăng liều Hydrocortison trong trường hợp cần thiết. Luôn có thuốc đường tiêm dự trữ.

Lưu ý các yếu tố có thể gây mất bù của suy thượng thận:

Ngừng điều trị. Chế độ ăn ít muối, gắng sức, nôn, đi ngoài, ra nhiều mồ hôi dẫn tới mất muối, nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật.

Dùng thuốc lợi tiểu, an thần, cản quang, có thai.

  • Theo dõi điều trị

Ngon miệng, cân nặng, huyết áp tư thế, hoạt động thể lực. Triệu chứng xạm da tồn tại rất lâu.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về cách điều trị suy thượng thận mạn tính. Bạn có thể tham khảo nhiều kiến thức hơn về bệnh suy thượng thận mạn tính tại đây:<!--td {border: 1px solid #ccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->http://chuabenhthan.info/tim-hieu-suy-thuong-than-man-tinh/